Luật số 106/2016/QH13 quy định doanh có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì chỉ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. |
Theo Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 có hiệu lực từ 01/07/2016 quy định về hoàn thuế như sau:
"Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo".
Hướng dẫn thi hành Luật số 106/2016/QH13: Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Thông tư 130/2016/TT-BTC tái khẳng định quy định trên.
Điều đó có nghĩa, kể từ 01/07/2016, cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa khấu trừ hết thì chỉ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo hoặc đưa vào chi phí mà không được hoàn thuế như quy định trước đây.
Quy định này chắc chắn sẽ gây bất lợi cho một số doanh nghiệp kinh doanh nội địa mà hàng hóa thuế đầu vào có thuế suất thuế GTGT cao (10%) và đầu hàng hóa đầu ra có thuế GTGT thấp (5%, 0%), điển hình như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết bị y tế.
Việc không cho hoàn thuế phần tiền thuế GTGT chưa khấu trừ hết có thể gây ra một số tổn thất cho một số doanh nghiệp về thuế và có thể còn gây ra các hệ lụy khác.
Doanh nghiệp bị thiệt thòi
Luật thuế không cho hoàn thuế khi doanh nghiệp có số thuế GTGT chưa khấu trừ hết buộc doanh nghiệp phải đưa vào chi phí, tổn thất của doanh nghiệp có thể nhìn thấy được:
Nếu doanh nghiệp được hoàn thì họ sẽ thu về tiền 100% phần tiền thuế GTGT chưa khấu trừ hết; còn đưa vào chi phí thì khoản thuế nào bị điều tiết bởi thuế TNDN với thuế suất hiện nay là 20%, được giảm tiền thuế chỉ 20%, 80% giá trị tiền thuế này sẽ bị "bốc hơi".
Tức cứ 100 triệu đồng tiền thuế GTGT chưa được khấu trừ hết mà đưa vào chi phí thì doanh nghiệp tổn thât 80 triệu đồng.
Tăng tiêu cực mua bán hóa đơn
Việc không cho hoàn thuế với khoản thuế GTGT chưa khấu trừ hết sẽ gây ra một số doanh nghiệp bị "dôi dư" hóa đơn. Để tránh tổn thất 80% tiền thuế như đề cập ở trên, nhiều khả năng các doanh nghiệp sẽ bắt tay với nhau mua- bán hóa đơn để "tránh" thuế, ăn chia tiền thuế.
Mua, bán hóa đơn là việc làm phạm pháp (ghi khống, hợp thức hóa nguồn gốc hàng hóa ...) mà cơ quan thuế hiện nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặng. Tuy nhiên, việc không cho hoàn thuế với khoản thuế GTGT chưa khấu trừ hết chắc chắn thị trường mua, bán hóa đơn sẽ "sôi động" hơn.
Giảm tác dụng quản lý vĩ mô của Nhà nước
Chúng ta biết rằng, thuế không chỉ là nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước mà còn là một cung cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế qua việc tăng, giảm thuế. Nhưng vấn đề là tăng thuế nào, giảm thuế nào? bởi thuế GTGT là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng, còn thuế TNDN là thuế trực thu đánh vào nhà sản xuất, doanh nghiệp.
Như đã đề cập ở trên, việc đưa khoản thuế GTGT chưa khấu trừ hết vào chi phí đã bị điều tiết bởi cả thuế GTGT và thuế TNDN. Do đó, việc điều tiết kinh tế qua chính sách tăng giảm thuế của Nhà nước sẽ giảm hiệu quả, giảm tác dụng khi mà các chính sách thuế đan xen, chồng chéo lên nhau.
Ketoan.info
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.