Tiêu chuẩn nào để xác định đó là doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 quy định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa căn cứ trên số lao động và tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản), có phân biệt ngành/ nghề như sau:
Quy mô
Khu vực
|
Doanh nghiệp siêu nhỏ
|
Doanh nghiệp nhỏ
|
Doanh nghiệp vừa
|
||
Số lao động
|
Tổng nguồn vốn
|
Số lao động
|
Tổng nguồn vốn
|
Số lao động
|
|
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
|
10 người trở xuống
|
20 tỷ đồng trở xuống
|
từ trên 10 người đến 200 người
|
từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
|
từ trên 200 người đến 300 người
|
II. Công nghiệp và xây dựng
|
10 người trở xuống
|
20 tỷ đồng trở xuống
|
từ trên 10 người đến 200 người
|
từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
|
từ trên 200 người đến 300 người
|
III. Thương mại và dịch vụ
|
10 người trở xuống
|
10 tỷ đồng trở xuống
|
từ trên 10 người đến 50 người
|
từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng
|
từ trên 50 người đến 100 người
|
Lưu ý Tổng nguồn vốn ở đây là tổng nguồn vốn tương ứng với tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, không phải là vốn điều lệ, vốn đăng ký ghi trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
Như vậy về quy mô, doanh nghiệp ở Việt nam được chia làm bốn loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp (có thể gọi là doanh nghiệp lớn) có tổng nguồn vốn trên 50 tỷ đồng, số lao động trên 100 người đối với ngành thương mại dịch vụ và có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng, số lao động trên 300 người đối với hai ngành còn lại.
Tuy nhiên, Nghị định 56/2009/NĐ-CP không nói rõ nếu doanh nghiệp hỗn hợp đa ngành, tức vừa kinh doanh dịch vụ thương mại vừa là sản xuất công nghiệp và xậy dựng ... thì tiêu chuẩn xác định quy mô doanh nghiệp phải như thế nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng theo chế độ kế toán nào?
Theo Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC- Hường dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định:
"Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã".
Ngoài ra, tại Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC- Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp có quy định:
"Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình".
Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc được sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC nhất quán trong niên độ kế toán của mình.
Ketoan.info
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.