Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hai Chế độ kế toán song song: Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.


Tiêu chuẩn nào để xác định đó là doanh nghiệp nhỏ và vừa?


Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 quy định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa căn cứ trên số lao động và tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản), có phân biệt ngành/ nghề như sau:

Quy mô



Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến 200 người
từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
từ trên 200 người đến 300 người
II. Công nghiệp và xây dựng
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến 200 người
từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
từ trên 200 người đến 300 người
III. Thương mại và dịch vụ
10 người trở xuống
10 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến 50 người
từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng
từ trên 50 người đến 100 người
Lưu ý Tổng nguồn vốn ở đây là tổng nguồn vốn tương ứng với tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, không phải là vốn điều lệ, vốn đăng ký ghi trên giấy phép đăng ký kinh doanh.

Như vậy về quy mô, doanh nghiệp ở Việt nam được chia làm bốn loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp (có thể gọi là doanh nghiệp lớn) có tổng nguồn vốn trên 50 tỷ đồng, số lao động trên 100 người đối với ngành thương mại dịch vụ và có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng, số lao động trên 300 người đối với hai ngành còn lại.

Tuy nhiên, Nghị định 56/2009/NĐ-CP không nói rõ nếu doanh nghiệp hỗn hợp đa ngành, tức vừa kinh doanh dịch vụ thương mại vừa là sản xuất công nghiệp và xậy dựng ... thì tiêu chuẩn xác định quy mô doanh nghiệp phải như thế nào?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng theo chế độ kế toán nào?


Theo Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC- Hường dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định:


"Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã".

Ngoài ra, tại Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC- Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp có quy định:

"Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình".

Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc được sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC nhất quán trong niên độ kế toán của mình.
Ketoan.info

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Gian lận báo cáo tài chính, nhà đầu tư cần ứng phó thế nào?

Gian lận báo cáo tài chính, nhà đầu tư cần ứng phó thế nào?
Mùa công bố báo cáo tài chính của doanh nghiệp đến, nhà đầu tư lại tấp thỏm đặt câu hỏi làm sao để hiểu phía sau các con số này là gì? 

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

10 Quy tắc vàng Phân tích kỹ thuật của John Murphy

John Murphy được xem là một trong những bậc thầy về phân tích kỹ thuật hiện nay, Ông còn là tác giả nổi tiếng chuyên viết về các đề tài phân tích kỹ thuật, với các tác phẩm bán chạy (best seller) như Technical of the Financial Markets, Trading with Intermarket, và The Visual Investor.

Làm thế nào để tìm thấy niềm đam mê của bạn trong công việc?

Làm thế nào để tìm thấy niềm đam mê của bạn trong công việc?
Nhiều người trong chúng ta tin vào một thứ phép màu gọi là “đam mê“. Chúng ta thường nói rằng: “Giá mà tôi tìm được đam mê của mình thì chắc tôi sẽ hạnh phúc lắm!”

Đúng là đam mê có thật, và sức mạnh lẫn cảm xúc mà đam mê mang lại rất mạnh mẽ. Nhưng hầu hết mọi người lại có những niềm tin và suy nghĩ sai lầm trong việc tìm kiếm đam mê.

#Sự thật thứ nhất: Đam mê đến từ thành công


Tất cả cảm xúc của chúng ta luôn tồn tại vì một lý do tốt đẹp nào đó. Chúng ta cảm thấy đói để đảm bảo rằng chúng ta không bị chết đói. Chúng ta cảm thấy no để đảm bảo rằng chúng ta không bị bội thực mà chết. Và chúng ta cảm thấy đam mê để đảm bảo một điều rằng: Chúng ta sẽ luôn luôn tập trung sự nỗ lực của mình về những điều mà sẽ đền đáp, tưởng thưởng cho ta nhiều nhất.

Hãy tưởng tượng bạn bắt đầu tham gia và một lớp học khiêu vũ. Bạn cảm thấy nó rất dễ dàng. Bạn nhận ra rằng mình đang tiếp thụ, phát triển tốt và học nhanh hơn một cách rất nhanh chóng so với những người xung quanh. Bạn cảm thấy ngày càng phấn khích. Sự phấn khích đang ngày càng tăng mà bạn cảm thấy đó chính là đam mê của bạn, và sự đam mê đó làm cho bạn muốn quay trở lại lớp để được học nhiều hơn, thậm chí bạn còn muốn dành thêm thời gian ngoài lớp để có thể cải thiện nhiều hơn các kỹ năng, và bạn còn tìm tòi để kết hợp, tận dụng các điểm mạnh của mình hơn nữa.

Làm thế nào để tìm thấy niềm đam mê của bạn trong công việc?

Kẻ thù của đam mê là chính là sự thất vọng. Nếu bạn cứ liên tục phải vật lộn với một cái gì đó, bạn sẽ không bao giờ đam mê nó. Bạn tìm cách để né tránh nó, đảm bảo một điều rằng bạn sẽ không bao giờ cải thiện được nó.

Hầu hết mọi người thì ngược lại. Họ nghĩ rằng việc đầu tiên cần phải làm đó chính là khám phá niềm đam mê của mình trước, và việc đó sẽ khiến cho mình trở nên xuất xắc và thành công. Nhưng thực ra, việc bạn trở nên xuất sắc sẽ đến trước việc tìm ra đam mê. Hãy theo đuổi sự ưu tú, thành công sẽ theo đuổi bạn.


#Sự thật số 2: Tuổi thơ lại chính là nơi đam mê bị dập tắt


Về mặt lý thuyết, thời thơ ấu là một cơ hội tuyệt vời để có thể thử tất cả mọi thứ, mỗi thứ một ít, đi tìm tài năng, và cả đam mê của mình.
Nhưng nếu được như thế thì bạn thực sự may mắn đấy! Bởi một cách nào đó, thực trạng hệ thống giáo dục và xã hội hiện tại được xếp chồng lên nhau như để “đè chết” đam mê của bạn.

Giả sử nếu bạn đam mê nghệ thuật? Nhưng từ khi còn nhỏ, niềm đam mê ấy bị tổn thương bởi những hậu quả bị gây ra bởi xã hội và môi trường xung quanh. Cha me nói với bạn rằng: “Sẽ rất khó khăn nếu con kiếm sống từ việc vẽ vời”, hoặc “Người anh/em họ của con đang làm rất tốt trong lĩnh vực kỹ thuật. Tại sao con không được như anh ấy/em ấy?”, hoặc tệ hơn là “Con tính “cạp đất mà ăn” với cái nghề bác sĩ thú y đó à?”… Và thế là, bạn gạt niềm đam mê của mình sang một bên, và để cho nó chết dần.

Làm thế nào để tìm thấy niềm đam mê của bạn trong công việc?


Về việc đi học cũng vậy, trong hàng tỉ người, rõ ràng là không phải ai cũng có thể xuất sắc các môn học tại trường. Điều gì sẽ xảy ra nếu kỹ năng thực sự của bạn nằm ở việc diễn thuyết, ở những điệu nhảy, hay ở việc trở thành một nhà bình luận games trên Youtube? Tất cả những điều đó thậm chí còn không nằm trong giáo án của trường học. Nên cũng không quá khó hiểu nếu đam mê của bạn bị lãng quên, bởi bạn đang bận phải chạy theo những thành tích, bằng cấp, những lớp học thêm… mà trường lớp và gia đình gán cho bạn.
Và cứ thế, hầu hết mọi người lớn lên với ý nghĩ “mình không có bất kì đam mê gì”.

“Khi còn nhỏ, bạn đã ước mơ sẽ làm gì khi lớn lên?”, đây là một câu hỏi hữu ích để gợi nhắc lại những điều bạn đã bỏ quên theo năm tháng bởi những áp lực trong cuộc sống. Hãy dành cho mình chút thời gian yên tĩnh bởi vì bạn sắp sửa đi ngược về cái thời mà trí tưởng tượng của bạn còn đầy ắp sự phong phú và dựng lên nhiều hình ảnh về chính bản thân mình khi làm nên những điều lớn lao và kỳ diệu. Đó có phải là những gì mà bạn đã từng nói với người khác là bạn muốn trở thành hoặc muốn đạt được? Bạn đã từng thích làm điều gì? Bạn đã từng thích đi đâu? Bạn đã từng mong muốn được tạo ra giá trị gì cho thế giới này, cho những người xung quanh?

Hãy thử cân nhắc đến những đam mê khi còn bé của mình. Hiện tại, bạn có đang tập tành thực hiện những ước mơ của mình, song song với công việc đang làm không? Nếu không, vì sao? Bạn có cảm thấy hứng thú và yêu thích những thứ tương tự như bạn thích lúc bé không?

#Sự thật số 3: Bạn hoàn toàn có thể tạo ra đam mê


Sự thật này này giúp cho chúng ta nhận thấy một điều, đó là hầu hết những người thành công trong cuộc sống không chọn đam mê giống như chọn một cuốn sách có sẵn trên kệ sách.

Làm thế nào để tìm thấy niềm đam mê của bạn trong công việc?

Trên thực tế, rất nhiều người thành công trên thế giới không học đại học, và không có bằng đại học (Tôi muốn nhấn mạnh là không học đại học, và không có bằng đại học. Vì không có bất kì ai thành công mà không cần phải học cả. Chỉ là họ học bằng nhiều cách khác nhau). Không phải bởi vì họ ngu ngốc – mà vì họ tìm thấy các lĩnh vực khác, các ý tưởng khác… mà khi làm nó, theo đuổi nó, họ có thể phát triển được các kĩ năng mà nền giáo dục đã không giúp họ làm được việc đó.

Hay nói một cách khác hơn, họ chủ động tạo ra đam mê cho chính mình.
Dưới đây là một số lựa chọn/một số cách mà bạn có thể tham khảo để tìm ra đam mê cho chính mình.

#Lựa chọn thứ nhất: Tạo ra một cái gì đó


Khi bạn tạo ra một cái gì đó mới, nghĩa là bạn đang sáng tạo ra đam mê của mình.
Bạn có thể thiết kế đồ handmade mang phong cách riêng của bạn; hoặc là viết truyện, viết sách, viết blog; hoặc là tạo một tài khoản nào đó (Fanpage, Twitter, Youtube…) để chia sẻ một kiến thức, kỹ năng mà bạn có, nấu ăn, làm bánh chẳng hạn…
Những khám phá mới, một cách tương đối, rất ít khi bị đôi co, giành giật. Bằng cách sáng tạo ra cái chưa từng có, bạn có thể trở nên ngày càng đặc biệt.

Có một điều quan trọng mà bạn phải chú ý, và điều này tuân theo #Sự thật thứ 1: Đam mê đến từ thành công. Thế nên, nếu tài khoản của bạn chỉ vỏn vẹn có vài người theo dõi sau một năm, chắc chắn rằng bạn sẽ chẳng tài nào yêu thích chuyện này được. Nhưng nếu con số ấy là 5 triệu, hẳn bạn đã dẹp công việc hiện tại của mình từ lâu rồi chứ nhỉ! Nếu bạn đi làm và chỉ kiếm được có vài triệu sau 2 – 3 năm, có thể bạn sẽ không còn đủ đam mê nó để tìm tòi, học hỏi, phát triển lên nữa. Bạn phải đạt được kết quả, đạt được thành công để nuôi dưỡng đam mê của mình.

Làm thế nào để tìm thấy niềm đam mê của bạn trong công việc?

Chỉ có một số ít người dám thử một cái gì đó mới, và đạt được những kết quả to lớn. Và bạn hoàn toàn có thể là một trong số họ, chỉ cần bạn dám bước đi bước đầu tiên.

Bạn sẽ thấy mô thức này gần như được thể hiện qua hầu hết tất cả các nhân vật nổi tiếng và vĩ đại trong lịch sử. Một sinh viên tên như Mark Zukerberg sẽ không bao giờ có được một Facebook thành công như hiện tại nếu như ngày đó, Mark không bắt đầu bước đi bước đầu tiên bằng cách học cách xây dựng một trang web mới lạ với những ý tưởng sơ khai của mình. Và điều này đã tạo nên sự khác biệt, bởi chính ngay cả những lập trình viên giỏi hơn anh cũng chẳng được dăm ba lần dám thử. Và thế là một thí nghiệm nhỏ sơ khai ban đầu đã trở thành mạng xã hội nổi tiếng nhất nhì thế giới – Facebook.

#Lựa chọn thứ 2: Dẫn đầu một xu hướng mới.


Một lĩnh vực càng được hình thành kiên cố và lâu đời thì sẽ càng khó để ta dấn thân tranh đấu. Hàng triệu người đã ở đó trước bạn, và nếu không chứng tỏ được sự vượt trội của bản thân, niềm đam mê của bạn dành cho lĩnh vực ấy cũng theo đó mà thuyên giảm. Đâu đó luôn tồn tại những giới hạn, nơi mà tất cả mọi người đều buông xuôi. Nhưng đâu đó vẫn luôn hiện hữu những khả năng, những cơ hội dù bình thường nhất, nhỏ nhất nhưng vẫn có thể để lại những kết quả to lớn nếu bạn biết nắm bắt và tận dụng nó.

Lui về năm 2005, bạn chỉ mới chỉ là 1 đứa nhóc chập chững “cho ra lò” những videos trên Youtube. Bạn tiếp tục bước đi và sự phát triển khơi dậy trong bạn niềm hứng khởi. Bạn đã đam mê công cụ mới toanh và vô giá này trước lúc cả thế giới nhận ra Youtube là “một món hời” với 4 tỷ lượt xem mỗi ngày.


Làm thế nào để tìm thấy niềm đam mê của bạn trong công việc?


Thật ra đó đâu phải là điều quá to tát. Ngoài kia có nhiều Youtubers nổi tiếng, thành công và họ đều bắt đầu từ một điểm giống nhau: họ đều đi trước những người khác. Và trường hợp này cũng tương tự với những blogger đầu tiên, những rapper, những nhà thiết kế games đầu tiên…

Nếu bạn có thể tìm ra thứ gì đó còn sơ khai nhưng đang có xu hướng phát triển và nỗ lực để thành thạo trong lĩnh vực ấy, bạn sẽ thấy thành công đến cực kỳ dễ dàng, thậm chí là mất luôn cả sự công bằng trong đường đua cạnh tranh này, vì bạn là người xuất phát trước. Và cũng từ ấy, đam mê trong bạn chính thức được khơi nguồn.

#Lựa chọn 3: Kết hợp những điểm mạnh mà bạn có


Vấn đề là hầu hết chúng ta khó có thể thành công nếu chỉ giỏi duy nhất một kĩ năng nào đó. Nhưng chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt nếu biết cách kết hợp nhiều kĩ năng với nhau theo cách của riêng mình.

Làm thế nào để tìm thấy niềm đam mê của bạn trong công việc?

Giả sử bạn là một họa sĩ có khả năng chỉ dừng ở mức khá, nhưng lại có khả năng hài hước tương đối. Có thể bạn sẽ khó lòng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, và bạn cũng chẳng thể biến cái gọi là “tính khôi hài” trong mình thành một lĩnh vực để chuyên sâu. Nhưng nếu biết cách kết hợp, biết đâu bạn có thể trở thành một họa sĩ truyện tranh tuyệt vời.

Hoặc lấy ví dụ một sinh viên kinh tế với khả năng trung bình. Nhưng khi anh ta biết cách kết hợp kĩ năng lập trình với kỹ năng bán hàng kha khá của mình, anh sẽ là ông chủ của những ai chỉ biết sử dụng các kĩ năng đó một cách riêng lẻ.

Hầu hết những người thành công hầu như không bao giờ xuất sắc trong một kĩ năng riêng lẻ. Họ kết hợp nhiều kỹ năng lại với nhau, thậm chí ngay cả khi không có kĩ năng gì đặc biệt, nhưng bằng việc kết hợp chúng lại với nhau, họ khiến chúng trở nên độc đáo và khác biệt. Steve Jobs không phải là kỹ sư giỏi nhất, nhân viên bán hàng tốt nhất, nhà thiết kế hoặc nhà kinh doanh vĩ đại nhất thế giới. Nhưng ông chỉ cần tốt vừa đủ ở mỗi thứ, kết hợp chúng tại với nhau để tạo ra những kết quả còn vĩ đại hơn nhiều.

Đây chính là nguyên tắc cuối cùng bạn cần nhớ để tìm thấy đam mê trong mình: Kết hợp các kỹ năng vào một điều gì đó giá trị hơn. Hãy nhớ rằng, niềm đam mê đến từ sự thành công. Nếu sự kết hợp mới này giúp đạt được kết quả tốt hơn, đó có thể là niềm đam mê của bạn.

Tại sao đam mê lại quan trọng?

Đam mê thực sự hấp dẫn. Khi đam mê đến từ niềm tin rằng bạn thật sự giỏi một điều gì đó, đó là cách chân thật nhất để nói rằng: “Tôi tuyệt vời theo cách riêng của mình!”.

Đam mê sẽ thuyết phục mọi người đi theo bạn. Đam mê sẽ thuyết phục mọi người tin vào bạn. Nhưng quan trọng hơn cả, niềm đam mê sẽ thuyết phục chính bản thân bạn. Đam mê là một cảm xúc đặc biệt nhằm làm cho bạn phát điên và làm việc một cách hăng say bởi bạn tin rằng mình có thể thay đổi và khuấy động được cả thế giới. Như tình yêu vậy, một cảm xúc rất đáng để bạn chiến đấu để đạt được nó.

Và cũng không khác gì so với tình yêu, chúng ta sẽ chẳng dễ dàng chịu khuất phục cái gọi là vận mệnh mà từ bỏ đam mê của riêng mình.

Nếu bạn vẫn chưa tìm thấy niềm đam mê của mình, hãy tạo ra những điều mới, dẫn đầu các xu hướng mới, và hình thành thêm nhiều sự kết hợp mới. Và đừng bao giờ ngừng tìm kiếm. Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ – Steve Jobs.

(Nguyễn Trọng Khương theo Oliver Emberton)

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Sản phẩm của kế toán tài chính là gì?

Sản phẩm của kế toán tài chính là gì?
Mục đích và ý nghĩa các sản phẩm của kế toán tài chính cũng như ứng dụng các sản phẩm của kế toán tài chính hiện nay vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận gay gắt trên các diễn đàn kế toán.

 

© Bản quyền thuộc về Ketoan.info. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top